3 nét văn hóa độc đáo của người Nhật
Ngày 22 tháng 10, 2019 - Lượt xem: 614Nhật Bản là một trong những đất nước phải hứng chịu nhiều thiên tai bậc nhất trên Thế giới thế nhưng cũng chính tại đất nước này có nhiều nét văn hóa khiến cả Thế giới phải ngưỡng mộ. Cùng ACT tìm hiểu xem đó là những nét văn hóa gì nhé.
Văn hòa trà đạo
Theo truyền thuyết của Nhật Bản, vào khoảng thời gian cuối thế kỷ 12, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai này đã sáng tác ra cuốn "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký" (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà.
Từ đó, dần dần công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tinh thần Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo (chado, 茶道), một sản phẩm đặc sắc thuần Nhật.
Không dừng lại ở việc pha trà và uống trà, trà đạo của người Nhật còn là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ. Bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo bao gồm Hòa - Kính - Thanh - Tịch.
Với người Nhật, trà đạo (chadou, sadou, chanoyu) là một hình thức uống trà để giải trí trong một bầu không gian tĩnh lặng, mà cả người chủ lẫn khách đều hướng đến sự thư giãn tinh thần và sự hòa hợp với thiên nhiên.
Tinh thần Võ sĩ đạo – Samurai
Các võ sĩ đạo Samurai Nhật Bản được ví như hoa anh đào. Bởi đời sống của những đóa hoa này rất ngắn ngủi, nhưng chúng có hai lần tuyệt đẹp: một là khi hoa nở rực rỡ dưới ánh nắng xuân và hai là khi hoa bay theo làn gió lìa cành. Samurai tự ví đời sống của mình đẹp như đời sống của những đoá hoa này. Ở đó, sự sống và sự chết đều có nét đẹp khác nhau. Sự can đảm đã tạo dựng cho các samurai xem cái chết như là một điều vinh dự, một cái đẹp của cánh hoa đào rơi.
Các Võ sĩ đạo Samurai luôn tuân theo 7 nguyên tắc chính: Can đảm, nhân ái, trung thành, danh dự, tôn trọng, trung thực. 7 quy tắc này đã nêu bật lên sự hi sinh vì người khác, sống không màng danh lợi, sống đẹp và sống vì mọi người. Từ đó, tạo nên một dân tộc vĩ đại và đó cũng chính là triết lý, là tư tưởng nhân văn lâu đời của xứ sở hoa anh đào.
Trang phụ truyền thống Kimono
Nói đến Kimono là người ta nghĩ ngay đến xứ Phù Tang với hình ảnh người phụ nữ Nhật Bản đẹp, kiêu sa cùng với những cánh hoa anh đào mỏng manh. Và Kimono quả thực là độc đáo nhất trong số trang phục truyền thống của Nhật Bản.
Du nhập vào Nhật Bản vào khoảng đầu thế kỷ thứ 7, thời đại trị vì của vua Heian dưới dạng những bộ đồ lót bằng cotton, nhưng phải đến khi người Nhật đã chắt lọc được những tinh túy, sáng tạo nó thành một kiểu riêng , đẹp và cầu kỳ hơn rất nhiều thì Kimono mới chính thức được đón nhận và phát triển nhanh chóng trở thành trang phục truyền thống của người Nhật.
5 nếp gấp đằng trước, và 2 nếp gấp đằng sau, mỗi nếp gấp đều có một ý nghĩa riêng: “Yuki”-lòng quả cảm; “Jin”-lòng nhân ái; “Gi”-sự công bằng, chính trực; “Rei”-sự lịch thiệp, lễ độ; “Makoto”-sự chân thành; “Chugi”-tính cống hiến, “Meiyo”-phẩm giá và danh tiếng.
Mọi thắc mắc về chương trình du học các nước xin vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM TƯ VẤN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TOÀN CẦU ACT
Địa chỉ: Số 7 – Ngõ 81 Láng Hạ - Phường Thành Công – Quận Ba Đình – Hà Nội
Hotline: 085 221 8568/ 082 666 1088
Email: info@duhocact.com | Website: https://duhocact.com/