“Ghi ngay vào sổ" những điều sau trước khi đi du học Thụy Sỹ
Những số điện thoại khẩn cấp
Một trong những lưu ý đầu tiên cần phải ghi ngay vào sổ tay khi đi du học Thụy Sỹ, đó chính là ghi nhớ những số điện thoại khẩn cấp, đề phòng trường hợp cần dùng đến. Theo đó, các số điện thoại bạn cần phải ghi nhớ là:
Cảnh sát: 117
Cứu hoả: 118
Cấp cứu: 144
Cấp cứu máy bay: 1414
Cấp cứu ngộ độc thức ăn, hóa chất: 145
Bạn cần lưu sẵn những số điện thoại cần thiết phòng trường hợp khẩn cấp
Chính sách bảo hiểm y tế, lao động, hưu trí
Trước khi đến Thụy Sỹ du học, bạn cũng cần phải tìm hiểu về bảo hiểm y tế, nha khoa, lao động cũng như chính sách hưu trí tại đây. Ở Thụy Sỹ, bảo hiểm y tế là bắt buộc đối với người dân và bất kỳ cá nhân nào thực tập, làm việc ngoài giờ. Hệ thống bệnh viện phục vụ rất chu đáo, chi phí khám, nằm viện, tiền thuốc sẽ được thanh toán bởi công ty bảo hiểm. Lưu ý, bảo hiểm y tế không bao gồm phí nha khoa và sẽ có sự khác nhau giữa các loại bảo hiểm.
>>> Xem thêm: Top các học bổng hấp dẫn nhất tại Thụy Sỹ
Mang theo gì khi đi du học Thụy Sỹ
Bảo hiểm lao động thất nghiệp, hưu trí bắt buộc trong tất cả các hợp đồng công ty cung ứng việc làm. Hiện nay du học sinh tại Thụy Sỹ thường chọn các công ty bảo hiểm y tế chi phí thấp phổ biến như CSS, Golden Care, dao động từ 80CHF - 100CHF.
Mở tài khoản ngân hàng
Mở tài khoản ngân hàng tại Thụy Sỹ hiện nay khá nhanh, không tốn phí và thủ tục tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần có Hộ chiếu, B permit (giấy phép sinh viên) là đã có thể mở tài khoản tại đây vào giờ hành chính.
Một số ngân hàng phổ biến cho bạn chọn lựa như: Swiss Union Bank, Bank Credit Suisse,... Ở Thụy Sỹ, các cây ATM hoạt động 24/24 và có ở khắp nơi, từ trạm tàu lửa, trạm xe bus, siêu thị, cho đến dọc các đường phố nên rất thuận tiện.
Thực phẩm và mức giá tham khảo
Theo kinh nghiệm của các bạn du học sinh tại Thụy Sỹ thì mức mua sắm thức ăn ở đây không quá đắt đỏ, tùy thuộc vào từng bang, từng khu vực. Bạn có thể tham khảo một số mặt hàng cũng như giá thành để không bỡ ngỡ khi đi mua hàng:
1kg gạo: 1,5CHF
1kg khoai tây: 1,5CHF;
1kg rau, quả từ 3 đến 5CHF
1kg thịt heo (sườn): 17CH
1kg thịt gà: 12CHF
1 gói mì tôm (60g): 0,6CHF
1L nước khoáng 0,5CHF.
1L sữa: 1,5CHF
1L xì dầu: 3,0CHF
1L nước mắm: 3,5CHF
Thực phẩm tại Thụy Sỹ rất tươi ngon và đảm bảo chất lượng
Cách gọi điện, gửi bưu điện, thư, kiện hàng
Đi du học ở bất cứ quốc gia nào thì việc gọi điện, gửi đồ là điều không thể không nhắc đến. Tất nhiên ở Thụy Sỹ cũng vậy. Do đó, bạn có thể tham khảo một số cách thức gọi điện, gửi hàng cũng như mức phí dưới đây:
Từ nước ngoài, kể cả Việt nam gọi đến Thụy Sỹ cần: Mã số nước 0041 + mã vùng + số điện thoại (7 số cuối) => Ví dụ : 0041 + 81 (số vùng) + 302 54 22 (số điện thoại) => Cụ thể 004181 302 54 22
Từ Thụy Sỹ gọi về Việt Nam cần: Mã số nước 0084 + mã vùng + số điện thoại => Cụ thể: 00 84 8 83 5 56 76.
Tại Thụy Sỹ, các bưu điện rất chuyên nghiệp và phổ biến trong việc vận chuyển, phân phát thư, bưu kiện, báo chí, trong khoảng thời gian rất nhanh. Theo đó, phí và thời gian vận chuyển như sau:
Thư bảo đảm gửi về Việt Nam: 9.50CHF (trọng lượng khoảng 100g).
Thư gửi về Việt Nam A (Airmail): 1.80 CHF (trọng lượng khoảng 100g), thời gian thư sẽ đến Việt Nam khoảng từ 4 đến 8 ngày.
Nhìn chung, với một số cẩm nang cơ bản như trên, bạn đọc đã phần nào hiểu được những gì đang chờ đón mình phía trước. Có một số điều chỉ thực sự ở đất nước này bạn mới cảm nhận hết. Do đó, hãy chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc, tinh thần thoải mái khi đi du học Thụy Sỹ nhé!
Theo Duhocact.com