Khám phá các lễ hội tại nhật Bản
Ngoài những mệnh danh như “đất nước mắt trời mọc”, hay “xứ sở hoa anh đào” thì Nhật Bản cũng được nhắc tới như một đất nước của các lễ hội. Hằng năm, tại Nhật có đến hàng ngàn các lễ hội được tổ chức trên mọi miền đất nước. Những lễ hội nơi đây thường mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa dân tộc, những phong tục tập quán, văn hóa ứng xử của người Nhật. Đây chính là cơ hội để các bạn du học có thể dễ dàng tìm hiểu và hòa nhập vào văn hóa nước bạn.
1. Lễ hội Shogatsu
Giống như Việt Nam hay Trung Quốc, người Nhật Bản cũng có lễ hội để đón mừng một năm mới đến với nhiều điều may mắn và tốt lành. Nhưng khác là lễ đón năm mới Shogatsu, người Nhật đón tết theo Dương lịch mà không phải theo Âm lịch như Việt Nam.
Lễ hội đón năm mới Shogatsu tại Nhật
Đây là một lễ hội lớn nhất và lâu đời nhất ở Nhật Bản. Dù mang những bản sắc riêng, nhưng lễ hội này cũng có những nét tương đồng với văn hóa người Việt như họ cũng đón giao thừa, cũng gửi thiếp chúc tết đến bạn bè, người thân và đồng nghiệp và cũng đi chùa hái lộc đầu xuân cầu bình an.
2. Lễ hội Hanami
Lễ hội Hanami chính là lễ hội hoa anh đào nổi danh bạn bè bốn phương của Nhật Bản. Đây là dịp để mọi người vui chơi, ca hát, uống rượu, chụp ảnh dưới những tán hoa anh đào nở rộ rực rỡ cả một góc trời.
Lễ hội hoa anh đào
Lễ hội sẽ kéo dài khoảng 2 tuần từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 trong tiết trời se lạnh. Trog thời điểm này, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những thiếu nữ Nhật Bản trong trang phục Kimono truyền thống dưới những tán anh đào nở rộ làm rung động lòng người.
3. Lễ hội Hina Matsuri
Hina Matsuri là lễ hội búp bê dành riêng cho các bé gái ở Nhật. Lễ này hội này diễn ra vào tháng 3 cùng dịp với lễ hội hoa anh đào. Đến ngày của lễ hội Hina Matsuri, các gia đình Nhật Bản thường bày biện và trang trí nhà bằng những con búp bê rất đẹp làm theo kiểu truyền thống, với mong muốn các bé gái của họ lớn lên khỏe mạnh, thông minh và xinh đẹp.
Lễ hội búp bê Hina Matsuri
Ngoài ra, người Nhật quan niệm rằng các con búp bê có thể ngăn cản và xua đuổi những linh hồn xấu xa. Có một điều khá thú vị đó là sau khi lễ hội kết thúc, họ phải cất những con búp bê này đi ngay vì họ tin rằng nếu bày búp bê đến ngày 4 tháng 3, các bé gái lớn lên sẽ khó lấy chồng và lấy chồng.
4. Lễ hội Obon
Gần giống với lễ Vu Lan ở Việt Nam, lễ hội Obon cũng được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 Âm lịch. Đây là dịp lễ mà theo người Nhật là để rước linh hồn tổ tiên về cúng giỗ. Vào ngày này, người dân Nhật Bản treo cao những chiếc đèn lồng với mục đích dẫn dắt linh hồn người đã khuất trở về nhà.
Lễ hội Vu Lan (Obon)
5. Lễ hội Domatsuri
Domatsuri là lễ hội mùa hạ được tổ chức với mục đích ngăn ngừa bệnh tật. Trong lễ hội người ta thường tổ chức các thuyền diễu hành trang hoàng lộng lẫy đi dọc theo các con sông lớn. Thường thì đoàn thuyền đi đầu sẽ là tâm điểm, nối sau đó là các nhóm thuyền hộ tống.
Một trong những sự kiện Domatsuri lớn và hấp dẫn khách du lịch nhất ở “xứ sở phù tang” này là lễ hội Nebuta được tổ chức tại vùng Aomori vào tháng 8.
6. Lễ hội sư tử - Tsukiji Matsuri
Lễ rước sư tử tại Nhật Bản
Lễ hội sư tử được tổ chức 3 năm một lần và chỉ có những người đàn ông mới được khiêng mô hình của sư tử đực còn phụ nữ chỉ được khiêng mô hình của sư tử cái. Theo truyền thuyết, sư tử là chúa sơn lâm, ai ai cũng phải tôn sung chúng. Lễ hội được tổ chức duy nhất ở đền Namiyoke Inari và được miễn phí vé vào cửa.
7. Lễ hội đom đóm
Lễ hội đom đóm là một trong những lễ hội thú vị nhất Nhật Bản. Dưới những tán cây to cạnh kênh, lạch, ao, hồ hay những con đường ven bờ sông, bạn sẽ được hòa mình vào một không gian lập lờ, thơ mộng của những ánh đèn đom đóm.
Lễ hội đóm đóm
Lễ hội này thường được kéo dài từ chiều đến đêm khuya với rất nhiều hoạt động phong phú như hội chợ nông sản, bán đồ lưu niệm, các trò chơi dân gian, các hoạt động ca hát văn nghệ. Đặc biệt, khi bạn tham dự lễ hội này, bạn sẽ được cung cấp tài liệu giới thiệu thông tin về vòng đời, đặc tính để trứng và cách nuôi con của đóm đóm.